Friday, March 8, 2013

Trung Quốc chiếm biển Đông từ những thứ rất nhỏ!


“Trung Quốc không nề hà bất cứ hành động nào để gieo rắc vào người dân ý nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của họ. Trong tương lai họ sẽ còn tung những trò mới chúng ta không ngờ hết”, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy cảnh báo.

Trước việc những mặt hàng nhỏ do Trung Quốc sản xuất như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, quả địa cầu có hình bản đồ in thông tin không chính xác về quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chậu cây cảnh giả có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa… phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu về những ý đồ ẩn sau những mặt hàng này.


“Trung Quốc không nề hà bất cứ thủ đoạn nào để gieo rắc vào người dân ý nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của họ” - nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy khẳng định


Thưa ông, trong giao thương với Trung Quốc, gần đây chúng ta gặp những mặt hàng của họ như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, quả địa cầu thông tin không chính xác về Hoàng Sa và Trường Sa, chậu cây cảnh giả có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa… Ông có thể nói gì về điều này?

Khi đã có thủ đoạn thì không việc gì họ không dám làm. Hành động in chữ “Tam Sa” trên đèn lồng, đưa ra những thông tin không chính xác về Hoàng Sa, Trường Sa trên quả địa cầu họ sản xuất… mục đích đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc nhắm tới là lừa bịp, nói dối nhân dân Trung Quốc tin rằng đấy là lãnh thổ của họ. Hành động đó sẽ ngấm vào người dân Trung Quốc và nó làm cho thanh niên Trung Quốc ít hiểu biết ngộ nhận rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.

Khi những mặt hàng đó được bán trên lãnh thổ Việt Nam thì thủ đoạn của Trung Quốc cũng nhằm mục đích làm cho thanh niên chúng ta hiểu lầm đây là lãnh thổ của Trung Quốc.

Dường như họ đang cố tình làm theo kiểu "điều sai nói mãi thành đúng", thưa ông?

Đúng vậy! Không phải bây giờ mà Trung Quốc đã thực hiện hành động này với chúng ta từ lâu rồi. Họ đang cố làm mọi cách để biến cái không thành có. Mưu đồ này thể hiện rõ nhất trong chiến lược “lấn chiếm” từ bản đồ cho đến thực địa. Nói chung, những gì lợi dụng được thì họ không nề hà bất cứ hành động nào, thậm chí từ những mặt hàng dù là rất nhỏ của họ bán tại Việt Nam.

Hành động in những hình ảnh có lợi cho Trung Quốc trên sản phẩm bán ở Việt Nam không chỉ đơn thuần xuất phát từ những nhà sản xuất của nước này?

Điều đó phải xuất phát từ chính quyền Trung Quốc và ý đồ đó của chính quyền đã thấm dần vào ý thức của nhà sản xuất Trung Quốc. Trong khi đó, những người trực tiếp nhập những mặt hàng đó vào Việt Nam nhiều khi lại thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát cẩn thận.

Đây không phải là lần đầu tiên họ giở trò với các mặt hàng bán vào Việt Nam và sau nhiều sự việc mà mới đây nhất là trường hợp như in sách có cờ Trung Quốc dạy cho học sinh Việt Nam, chúng ta phải rút kinh nghiệm bất kể thứ gì từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng phải kiểm tra thật cẩn thận.

Nhiều bài học từ những mặt hàng do Trung Quốc sản xuất bán tại Việt Nam

Những cách làm trên của Trung Quốc theo ông liệu có tác dụng không? Nếu họ cứ làm như vậy sẽ tác dụng ngược, bởi có thể người dân các nước liên quan trực tiếp đến biển Đông như Philipines, Việt Nam… sẽ tẩy chay những mặt hàng của họ?

Như tôi phân tích ở trên, hành động đó có tác dụng đầu tiên với người dân Trung Quốc. Mục đích chính là làm cho người dân Trung Quốc ngộ nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của họ sau đó mới đến người dân nước khác. Còn đối với người dân Việt Nam, nó cũng có thể có tác dụng nếu chúng ta không có hành động phơi bày sự thực nhanh chóng khi phát hiện ra ý đồ đen tối của họ.

Tôi chưa nghĩ một ngày nào đó hành động của Trung Quốc lại có tác dụng ngược lại đối với họ. Đơn giản là mặt hàng của Trung Quốc rất rẻ, trong khi nhà sản xuất lại chi “hoa hồng” rất đậm cho những người có liên quan đến việc nhập hàng vào các nước. Theo tôi, nếu cứ làm nghiêm, quản lý thật chặt thì hàng lậu Trung Quốc không thể nào vào được Việt Nam. Nhưng vì lợi ích nhóm, lợi ích địa phương, lợi ích cá nhân và vì thiếu cảnh giác nhiều người đã để cho những mặt hàng Trung Quốc đề cập ở trên vào nước ta.

Trong tương lai chúng ta còn phải đối diện với những mặt hàng khác nhưng với ý đồ tương tự, thưa ông?

Sẽ còn phải đối diện. Trung Quốc còn làm và họ sẽ tung những trò mới mà chúng ta không thể ngờ hết. Nói chung là Trung Quốc sẽ không từ bỏ một thủ đoạn nào dù nhỏ hay lớn để gieo rắc vào người dân ý nghĩ phần lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là của họ. Việc làm đó một mặt để cho dân họ ngộ nhận và cũng nhằm xâm nhập vào ý thức của người dân Việt Nam.

Theo ông, chống lại việc làm này của họ có khó như cuộc đấu tranh trên những mặt trận khác?

Chúng ta chỉ cần đề cao cảnh giác và phải luôn nhắc nhở nhau cẩn thận khi giao thương với Trung Quốc. Nếu ai cũng làm đúng, làm hết trách nhiệm sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Xin cảm ơn ông!

Cấn Cường - Quang Phong (thực hiện) - Theo: Dantri

No comments:

Post a Comment

Friday, March 8, 2013

Trung Quốc chiếm biển Đông từ những thứ rất nhỏ!


“Trung Quốc không nề hà bất cứ hành động nào để gieo rắc vào người dân ý nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của họ. Trong tương lai họ sẽ còn tung những trò mới chúng ta không ngờ hết”, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy cảnh báo.

Trước việc những mặt hàng nhỏ do Trung Quốc sản xuất như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, quả địa cầu có hình bản đồ in thông tin không chính xác về quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chậu cây cảnh giả có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa… phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu về những ý đồ ẩn sau những mặt hàng này.


“Trung Quốc không nề hà bất cứ thủ đoạn nào để gieo rắc vào người dân ý nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của họ” - nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy khẳng định


Thưa ông, trong giao thương với Trung Quốc, gần đây chúng ta gặp những mặt hàng của họ như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, quả địa cầu thông tin không chính xác về Hoàng Sa và Trường Sa, chậu cây cảnh giả có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa… Ông có thể nói gì về điều này?

Khi đã có thủ đoạn thì không việc gì họ không dám làm. Hành động in chữ “Tam Sa” trên đèn lồng, đưa ra những thông tin không chính xác về Hoàng Sa, Trường Sa trên quả địa cầu họ sản xuất… mục đích đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc nhắm tới là lừa bịp, nói dối nhân dân Trung Quốc tin rằng đấy là lãnh thổ của họ. Hành động đó sẽ ngấm vào người dân Trung Quốc và nó làm cho thanh niên Trung Quốc ít hiểu biết ngộ nhận rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.

Khi những mặt hàng đó được bán trên lãnh thổ Việt Nam thì thủ đoạn của Trung Quốc cũng nhằm mục đích làm cho thanh niên chúng ta hiểu lầm đây là lãnh thổ của Trung Quốc.

Dường như họ đang cố tình làm theo kiểu "điều sai nói mãi thành đúng", thưa ông?

Đúng vậy! Không phải bây giờ mà Trung Quốc đã thực hiện hành động này với chúng ta từ lâu rồi. Họ đang cố làm mọi cách để biến cái không thành có. Mưu đồ này thể hiện rõ nhất trong chiến lược “lấn chiếm” từ bản đồ cho đến thực địa. Nói chung, những gì lợi dụng được thì họ không nề hà bất cứ hành động nào, thậm chí từ những mặt hàng dù là rất nhỏ của họ bán tại Việt Nam.

Hành động in những hình ảnh có lợi cho Trung Quốc trên sản phẩm bán ở Việt Nam không chỉ đơn thuần xuất phát từ những nhà sản xuất của nước này?

Điều đó phải xuất phát từ chính quyền Trung Quốc và ý đồ đó của chính quyền đã thấm dần vào ý thức của nhà sản xuất Trung Quốc. Trong khi đó, những người trực tiếp nhập những mặt hàng đó vào Việt Nam nhiều khi lại thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát cẩn thận.

Đây không phải là lần đầu tiên họ giở trò với các mặt hàng bán vào Việt Nam và sau nhiều sự việc mà mới đây nhất là trường hợp như in sách có cờ Trung Quốc dạy cho học sinh Việt Nam, chúng ta phải rút kinh nghiệm bất kể thứ gì từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng phải kiểm tra thật cẩn thận.

Nhiều bài học từ những mặt hàng do Trung Quốc sản xuất bán tại Việt Nam

Những cách làm trên của Trung Quốc theo ông liệu có tác dụng không? Nếu họ cứ làm như vậy sẽ tác dụng ngược, bởi có thể người dân các nước liên quan trực tiếp đến biển Đông như Philipines, Việt Nam… sẽ tẩy chay những mặt hàng của họ?

Như tôi phân tích ở trên, hành động đó có tác dụng đầu tiên với người dân Trung Quốc. Mục đích chính là làm cho người dân Trung Quốc ngộ nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của họ sau đó mới đến người dân nước khác. Còn đối với người dân Việt Nam, nó cũng có thể có tác dụng nếu chúng ta không có hành động phơi bày sự thực nhanh chóng khi phát hiện ra ý đồ đen tối của họ.

Tôi chưa nghĩ một ngày nào đó hành động của Trung Quốc lại có tác dụng ngược lại đối với họ. Đơn giản là mặt hàng của Trung Quốc rất rẻ, trong khi nhà sản xuất lại chi “hoa hồng” rất đậm cho những người có liên quan đến việc nhập hàng vào các nước. Theo tôi, nếu cứ làm nghiêm, quản lý thật chặt thì hàng lậu Trung Quốc không thể nào vào được Việt Nam. Nhưng vì lợi ích nhóm, lợi ích địa phương, lợi ích cá nhân và vì thiếu cảnh giác nhiều người đã để cho những mặt hàng Trung Quốc đề cập ở trên vào nước ta.

Trong tương lai chúng ta còn phải đối diện với những mặt hàng khác nhưng với ý đồ tương tự, thưa ông?

Sẽ còn phải đối diện. Trung Quốc còn làm và họ sẽ tung những trò mới mà chúng ta không thể ngờ hết. Nói chung là Trung Quốc sẽ không từ bỏ một thủ đoạn nào dù nhỏ hay lớn để gieo rắc vào người dân ý nghĩ phần lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là của họ. Việc làm đó một mặt để cho dân họ ngộ nhận và cũng nhằm xâm nhập vào ý thức của người dân Việt Nam.

Theo ông, chống lại việc làm này của họ có khó như cuộc đấu tranh trên những mặt trận khác?

Chúng ta chỉ cần đề cao cảnh giác và phải luôn nhắc nhở nhau cẩn thận khi giao thương với Trung Quốc. Nếu ai cũng làm đúng, làm hết trách nhiệm sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Xin cảm ơn ông!

Cấn Cường - Quang Phong (thực hiện) - Theo: Dantri

No comments:

Post a Comment

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG